Diệt côn trùng gây hại không dùng thuốc
20/01/2021
Bẫy-bã dẫn dụ
Một số loài côn trùng có thể bị thu hút bởi các chất hoormon như nhóm ruồi đục trái, bọ hà (sùng) khoai lang; một số thích mùi chua ngọt của trái chín (ngài đục trái). Do đó, có thể sử dụng chất hấp dẫn con đực như Methyl eugenol pha trộn với thuốc trừ sâu (tỷ lệ 96:4) hoặc các chất trích từ cây hương nhu (hoặc É tía) kết hợp với thuốc BVTV để thu bắt và tiêu diệt con đực. Trên thị trường có các sản phẩm như Vizubon-D và Ruvacon. Riêng đối với nguồn protein có tiết Ammonia thì có thể hấp dẫn cả thành trùng đực và thành trùng cái, cho nên có thể kết hợp sản phẩm này với thuốc BVTV gốc lân hoặc Cúc tổng hợp, phun trên một số cây hoặc một số điểm giới hạn, thành trùng sẽ bị hấp dẫn đến những nơi đã phun thuốc. Protein thủy phân tỏ ra có hiệu quả rất cao là sản phẩm có nguồn gốc từ chất thải ruợu bia kết hợp với thuốc BVTV để thu bắt thành trùng (protein thủy phân + thuốc BVTV pha theo tỷ lệ 1:1)/4 lít nước.
– Bẫy xua đuổi: theo nhiều báo cáo thì việc sử dụng cây vạn thọ nhái cũng có thể hạn chế sự hiện diên của dịch hại trên vườn hoặc trồng cây cà chua xen với cải bắp sẽ xua đuổi được bướm sâu tơ đến đẻ trứng trên cải bắp.
– Bẫy canh tác (bẩy nhử): nhiều nghiên cứu đã trình bày về phương thức bẫy canh tác, như là trồng xen những luống rau kèm với chất thu hút côn trùng chính đến đẻ trứng và sau đó tiêu diệt chúng. Ví dụ: trên ruộng khoai tây, trồng xen vài luống cà chua để thu hút những côn trùng gây hại chính và sau đó tập trung tiêu hủy những dịch hại trên những luống cà chua. Hoặc trên cây xoài, giai đoạn ra hoa có nhiều sâu hại quan trọng như rầy bông xoài, bọ trĩ … thì có thể kích thích cho một vài cây cho ra hoa sớm (như là một bẫy nhử), để rầy và bọ trĩ tập trung vào, sau đó sử dụng thuốc BVTV tiêu diệt khoanh vùng, ngăn chặn sự phát triển quần thể rầy nâu và bọ trĩ sau này.
– Bẫy đèn: tập tính sính sống của một số côn trùng rất thích ánh sáng, chúng sẽ bay vào nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm. Vì vậy, bẫy đèn thường sử dụng để thu bắt côn trùng (bướm, bọ cánh cứng, rầy) bay đến và tiêu diệt. Ngoài ra, bẫy đèn còn là phương pháp kiểm tra, dự báo sự hiện diện của sâu hại trong vườn.
Biện pháp cơ học
Đây là biện pháp mang nhiều nét cổ truyền, nhưng cũng rất hữu hiệu trong phòng trừ dịch hại, hầu như không tốn nhiều chi phí cho thuốc BVTV và góp phần tạo sự an toàn môi sinh. Trong đó, sử dụng đôi tay để thu nhặt là chính, thỉnh thoảng có sự trợ giúp của những vật dụng đơn giản như bao, túi, dao… Có thể thực hiện một số thao tác như thu lượm dịch hại, tàn dư thực vật; dùng vợt, túi vợt, dụng cụ để bắt; rung lắc, làm choáng hoặc cắt xén những bộ phận cây trồng chứa côn trùng và đem đi tiêu diệt.
– Bẫy cơ học: có nhiều loại bẫy để thu bắt và giết côn trùng như. Bẫy dế: có thể sử dụng cái ống hình trụ và có chứa mật bia bên trong, như một cái bẫy và có những mảnh gỗ để dế có thể vào bên trong và bị tiêu diệt. Bẫy ruồi nhà: là một cái hộp có chứa loại mồi mà ruồi ưa thích (như cái bánh cũ đã lên mùi) treo trên cao và dụ ruồi bay vào. Bẫy ánh sáng (đèn): với sử dụng bóng đèn tròn và thau nước có chứa ít dầu cặn bên dưới sẽ thu bắt được rầy, bướm, ngài và một số bọ gây hại trên đồng ruộng. Bẫy hút không khí: thông thường được sử dụng trong kho bãi. Sử dụng bẫy màu: để thu bắt dịch hại và dự báo sâu hại trên vườn. Ví dụ bẫy màu vàng để thu bắt rầy chổng cánh trên vườn cam quýt.
Biện pháp sinh học
Đây là biện pháp lợi dụng những côn trùng thiên địch trong tự nhiên để tấn công và tiêu diệt dịch hại. Vì vậy, nên bảo tồn nguồn thiên địch, giữ cân bằng hệ sinh thái do trong điều kiện tự nhiên, luôn có sự đấu tranh sinh học giữa sinh vật có lợi và sinh vật có hại cây trồng, với tác nhân môi trường (gió, nhiệt độ, ẩm độ…). Bằng cách hạn chế sử dụng những loại thuốc trừ sâu phổ rộng, thuốc có độ độc cao và tạo điều kiện cho những sinh vật có ích phát triển đủ sức kiềm hãm sự phát sinh và phát triển của dịch hại. Một số loài thiên địch quan trọng như ong ký sinh, các loài động vật ăn thịt và loài gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus có thể tấn công hoặc gây hại cho dịch bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc để cỏ dại (có cắt tỉa thường xuyên) sẻ bảo tồn nguồn thiên địch trong vườn. Hiện nay, việc phóng thích quần thể thiên địch để phòng trừ dịch hại đã mang lại hiệu quả cao như phóng thích ong mắt đỏ Trichogramma để trừ sâu tơ, phóng thích ong ký sinh Asecodes hispinarum để trừ bọ cánh cứng hại dừa…Các loài sinh vật ăn mồi như nhện, bọ rùa, kiến vàng, kiến 3 khoan, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, chuồn chuồn, muồm muỗm,…có thể bắt và tiêu diệt nhiều loài công trùng gây hại. Việc sử dụng những nấm, vi khuẩn gây bệnh côn trùng có hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại lâu dài, tạo một nguồn dịch bệnh đến côn trùng và có khả năng phòng trừ lan rộng cả một vùng như nấm ký sinh Beauveria, Metazhium, vi khuẩn kí sinh Bacillus thuringiensis, virus NPV. Ngoài ra, còn có một số loài tuyến trùng được biết như là những loài sống ký sinh trên côn trùng gây hại.
Với những biện pháp này, nhà nông có thể áp dụng để tiêu diệt côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp mà không cần sử dụng thuốc BVTV để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người. nhà màng; nha man