Thời gian làm việc: 08:00 - 21:00 | T2 - CN

PHÒNG CHỐNG MỐI MỌT


Mối, mọt là những loại côn trùng có sức tàn phá và sinh trưởng mạnh mẽ. Nếu không có giải pháp bảo vệ công trình, nhà ở, kho chứa hàng hóa, đồ dùng nội thất ngay từ sớm thì hậu quả thật khó lường.

CẦN DỊCH VỤ GẤP?

Chỉ cần điền SĐT, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn và điều kỹ thuật đến khảo sát báo giá ngay trong 30 phút.


1. Phòng mối - ngăn ngừa sự tấn công của mối:


Phương thức xử lý:

Dùng thuốc Agenda 2.5EC  hoặc Mapsedan  phun vào các đường rãnh dọc theo nền, chân tường. Cũng có thể bơm, tiêm hoặc phun thuốc trực tiếp lên bề mặt hoặc phun xung quanh cấu kiện gỗ, v.v.

 

Qui trình phun thuốc phòng mối


- Sử dụng khoan bê-tông khoan các lỗ khoan dọc theo chân tường bên trong (và bên ngoài nhà nếu có thể hoặc theo yêu cầu khách hàng). Lưu ý việc khoan này không làm ảnh hưởng tới kết cấu cũng như thẩm mỹ nền nhà.

- Sử dụng bơm áp lực và các dụng cụ chuyên dùng khác đẩy thuốc xử lý nền móng xuống theo các lỗ khoan. Thuốc có tác dụng thẩm thấu và tồn lưu dưới nền móng, diệt trừ và ngăn chặn mối xâm nhập trở lại.

- Bịt kín các lỗ khoan bằng xi-măng, tạo màu nền và dọn vệ sinh hoàn trả mặt bằng.



 

Khi thi công chống mối cần chú ý gì?


- Trước khi thi công cần kiểm tra thật kỹ xem quanh khu vực xây dựng, công trình có bị mối gây hại từ trước đó không. Cách kiểm tra đơn giản nhất là xem có tổ mối nào ở trong khu vực đó không.

- Kiểm tra và để ý những nơi ẩm thấp và khuất ánh sáng xem có dấu hiệu của mối xậm nhập không. Nếu phát hiện có mối, tiến hành ngay diệt mối bằng phương pháp sinh hóa.

- Khi thi công nền móng phải lấy hết các vụn gỗ hoặc các tấm ván ở trong và xung quanh nền móng.

 

2. Chống mọt bảo vệ kho lương thực, nông sản


 

Mọt nông sản là gì?


Mọt Nông Sản được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, khả năng thích ứng cao theo môi trường đặc biệt là ở những nước nhiệt đới như nước ta.
 

Mọt nông sản gây hại trên diện rộng, ăn hại tất cả các loại lương thực thực phẩm, sinh sản nhanh, thời gian sống dài. Do đó việc diệt mọt nông sản đã trở thành công việc cần thiết để bảo vệ kho lương thực của bà con nông dân và doanh nghiệp thu mua. Nhưng diệt mọt nông sản như thế nào và hiệu quả ra sao thì còn đang là vấn đề đối với chúng ta.
 

Quy trình phòng chống mọt nông sản


1. Làm kín không gian khử trùng:

Đối với khử trùng chụp bạt: chuyển bạt lên trên nóc lô hàng và tiến hành kéo bạt sang hai bên để trùm kín lô hàng. Lấy rắn cát chèn chân bạt . Nếu sàn kho hoặt địa điểm khử trùng xông hơi không đảm bảo, phải trải bạt xuống dưới kệ hàng để tránh sự thất thoát của thuốc. Kiểm tra độ kín của bạt, nếu rách phải làm kín bằng băng keo hoặc giấy kraft và hồ dính.
Đối với khử trùng kho: dùng giấy kraft và hồ dán làm kín các khe, kẽ, cửa thông gió. Dán cửa ra vào nhưng chừa một cửa để vào đặt thuốc. Nếu sàn kho không đảm bảo phải làm kín lại bằng xi măng, vôi cát hoặc giấy kraft và hồ dính.
Phun thuốc diệt mọt trong kho: phun vệ sinh xung quanh lô hàng khử trùng hoặc xung quanh khu vực kho để tránh sự lây nhiễm trở lại của côn trùng từ bên ngoài sau khi kết thức khử trùng ( do một số cá thể côn trùng bay hoặc di chuyển ra bên ngoài không gian khử trùng trong quá trình tiến hành khử trùng ). Các thuốc vệ sinh thường dùng như: Crackdown 10Sc, Fendona 10SC, Permecide 50EC, Permethrin 50EC, Icon 25CS,…

2.Xả thuốc mọt: khi kết thúc thời gian xông hơi thì tiến hành xả thuốc ( thông thoáng )

Đối với khử trùng trùm bạt diệt mọt: người thực hiện khử trùng phải có trang thiết bị mặt nạ phòng độc tiến hành bỏ rắn cát và vén một phần bạt lên cao. Sau khoảng 4 giờ, tiến hành đo nồng độ khí Phosphine bên trong lô hàng. Nếu nồng độ ở mức an toàn cho phép, có thể tiến hành tháo bạt, thu bã thuốc và nghiệm thu kết quả.

Đối với khử trùng kho: nhân viên khử trùng dùng dao rạch giấy và mở cửa kho. Sau 4 giờ tiến hành đo nồng độ khí phôsphine trong kho. Nếu nồng độ ở mức an toàn cho phép. có thể tiến hành thu bã thuốc và nghiệm thu kết quả.

Có thể sử dụng quạt công nghiệp để thúc đẩy nhanh quá trình xả thuốc:

3. Xử lý bã thuốc diệt mọt: bã thuốc sau khi kết thúc khử trùng được thu lại và chôn xuống đất. Riêng với Aluminum phôsphide trong bã thuốc luôn còn 2% chưa phân hủy hết nên cần phải xử lý bã trước khi hủy. Bã thuốc được cho từ từ vào thùng có chứa nước xà phòng loãng và khuấy đều để thuốc phân hủy hoàn toàn, Người làm nhiệm vụ xử lý phải đeo mặt nạ phòng độc và có kính bảo vệ mắt.